Pg nổ hũ đổi thưởng - Tổng giải thưởng lên tới 860 triệu

KINH TẾ ĐÃ CÓ CẢI THIỆN

Không đạt kỳ vọng nhưng các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đã có cải thiện khi dịch vụ, sản xuất sáng dần lên, GDP quý III tăng cao so với hai quý đầu năm.

Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho biết GDP quý III ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chỉ cao hơn tốc độ cùng kỳ các năm 2020, 2021, thời điểm đáy vì dịch bệnh, nhưng được nhìn nhận là xu hướng tích cực. Tính chung 9 tháng, GDP tăng 4,24%.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, tăng trưởng kinh tế mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đang trong đà cải thiện. Quý III có sự tăng trưởng cao nhất so với hai quý trước. Trong quý I và II, Việt Nam tăng trưởng chỉ 3,28% và 4,05%.

Bà phân tích, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp mạnh vào tăng trưởng. Trong khi đó, sản xuất đã có những chuyển biến tích cực, tăng 5,61% trong quý III, sau khi suy giảm âm trong quý I (-0,49%) và tăng nhẹ trong quý II (0,6%).

“Ngành công nghiệp đã có tín hiệu lạc quan hơn trong các tháng vừa qua”, bà nhìn nhận.

Cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam ngày 2/10, Ngân hàng UOB cho biết một số hoạt động kinh tế trong nước có thể đã thay đổi theo hướng tích cực khi hiệu quả được cải thiện mỗi tháng.

Đơn cử, xuất khẩu trong tháng 9 đã tăng sau 6 tháng giảm liên tiếp, đạt mức 4,6% so với cùng kỳ 2022. Nhập khẩu cũng có xu hướng tương tự, tăng 2,6% sau 10 tháng giảm.

Sản lượng công nghiệp tháng 9 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 11 năm 2022, do lĩnh vực sản xuất ghi nhận sản lượng tăng tháng thứ tư liên tiếp.

Sự cải thiện này cũng được phản ánh trong dữ liệu chỉ số quản lý mua hàng (PMI), trong đó Việt Nam ghi nhận mức tăng đầu tiên 50,5 điểm (lĩnh vực sản xuất được xác nhận có sự mở rộng nếu chỉ số đạt trên 50 và thu hẹp nếu dưới 50) vào tháng 8, sau khi bị thu hẹp trong 5 tháng trước.

Ở tháng 9, theo dữ liệu công bố sáng 2/10, PMI có giảm nhẹ, tuy nhiên, số lượng đơn hàng mới đã tăng tháng thứ hai liên tiếp. Niềm tin kinh doanh cũng tăng tháng thứ tư liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 2.

Các điều kiện sản xuất trong nước cũng có xu hướng cải thiện hơn nhờ vào vốn FDI tiếp tục đổ vào. Việt Nam thực tế vẫn là điểm hút FDI trong làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư.

FDI giải ngân của Việt Nam đã tăng tháng thứ tư trong tháng 9 với mức tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 15,9 tỷ USD. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến 9, mức tăng là 17,2%.

“Nếu tốc độ tăng tiếp tục ở mức tương tự, dòng vốn FDI sẽ đạt được mức đáng kể, khoảng 19,7 tỷ USD như năm 2021”, UOB cho biết. Còn FDI cam kết trong tháng 9 ghi nhận ở mức 20,2 tỷ USD, cao hơn mức 18,8% của cùng kỳ năm ngoái.

Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu tích cực, với thương mại bán lẻ tăng 9,4% trong tháng 9 sau khi dao động dưới mức 7% trong 3 tháng trước đó. Doanh số bán lẻ tăng 7,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4, trong khi sản lượng thương mại dịch vụ và lưu trú tăng 34,7% (4 tháng trước đó dao động 5-10%), cho thấy hoạt động du lịch đang tăng tốc.

Tăng trưởng quý III tuy được đánh giá vững chắc hơn, kết quả hạn chế của 6 tháng đầu năm vẫn ảnh hưởng đáng kể. Nhiều tổ chức trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam khó đạt mức tăng trưởng như mục tiêu đề ra là 6-6,5%.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, kinh tế Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức. Nguyên nhân, cầu thế giới phục hồi yếu, lạm phát vẫn ở mức cao, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, chuỗi cung ứng thiếu ổn định. Bên cạnh đó, động lực từ khu vực sản xuất còn khá yếu do thiếu hụt đơn hàng. Hoạt động xuất, nhập khẩu phục hồi chậm do nhu cầu thế giới giảm.

Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhìn nhận, ngành sản xuất Việt Nam có vẻ đang ở thời điểm bước ngoặt. Nếu nhu cầu tiếp tục tăng sẽ dẫn đến tăng trưởng trong ngành. Tuy nhiên, nếu tình trạng phục hồi của số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty sẽ vẫn e ngại trong việc tăng quá nhanh năng lực sản xuất.

UOB đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam cả năm xuống 5% từ mức 5,2% đưa ra cách đây vài tuần. IMF và ADB trong các báo cáo công bố vài ngày trước cũng giữ nguyên mức dự báo GDP Việt Nam lần lượt là 4,7% và 5,8%.

Phía Việt Nam, kịch bản tăng trưởng khả quan nhất được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra là 6%. Đây cũng là kịch bản được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đạt được.

Dẫu vậy, con số này là rất thách thức – GDP quý IV phải đạt 10,6%, gần gấp đôi quý III. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, và du lịch, tiêu dùng trong nước dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.

Để thúc đẩy tăng trưởng, bà Hương cho biết cần đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước nhằm khai thác hiệu quả thị trường 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng; tiếp tục có các giải pháp phù hợp kích cầu thương mại và dịch vụ, phát triển du lịch; mở rộng, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng cơ hội các Hiệp định FTA đã ký kết; tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Còn trong báo cáo với Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng cần huy động các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. Trong đó, hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư trước bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu, tăng xúc tiến và thu hút các dự án FDI lớn, công nghệ cao, bán dẫn.

Theo nguồn: vnexpress

Xem file tài liệu

Để xem được tài liệu, quý khách vui lòng điền các thông tin dưới đây.